Tìm hiểu về mẫu checklist công việc vệ sinh

Vệ sinh văn phòng luôn được đảm bảo để tạo không gian làm việc tốt, sạch sẽ cho nhân viên. Checklist vệ sinh văn phòng đóng vai trò quan trọng nhằm sắp xếp và thực hiện công tác vệ sinh một cách hợp lý và tiết kiệm tối đa thời gian. Hãy cùng Không Gian Hoàn Mỹ tìm hiểu về checklist vệ sinh và chi tiết các hạng mục được liệt kê trong danh sách của checklist nhé.

1. Checklist công việc là gì?

Checklist là danh sách nhằm kiểm tra một cách chi tiết các công việc vệ sinh theo từng giai đoạn thực hiện. Hiện nay, checklist công việc được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Checklist vệ sinh thường được trình bày dạng liệt kê, dạng bảng chia theo tuần, tháng để đảm bảo theo sát tiến độ và không bỏ sót giai đoạn nào. Ngoài ra, việc lập danh sách các công việc, trang thiết bị cần có từ đầu còn giúp tạo ra chất lượng thực hiện tốt và giúp quản lý nhân sự chặt chẽ.Checklist công việc vệ sinh văn phòng Checklist công việc vệ sinh văn phòng

2. Checklist vệ sinh văn phòng quan trọng ra sao ?

Mẫu checklist vệ sinh tại văn phòng thường được các công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh lập nhằm đảm bảo công việc được thực hiện hoàn chỉnh, suôn sẻ và đạt hiệu quả cao mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
Lập checklist được xếp vào 1 trong những công việc của giai đoạn đầu khi triển khai vệ sinh văn phòng là nhờ lợi ích mà nó mang lại. Hãy cùng Không Gian Hoàn Mỹ tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của checklist vệ sinh văn phòng nhé

2.1 Đối với nhân viên thực hiện vệ sinh

Dựa vào những đầu việc sẵn có đã liệt kê chi tiết theo thứ tự trong checklist nhân viên sẽ dễ dàng nắm bắt và thực hiện các công việc nhanh chóng. Ngoài ra, những chi tiết nhỏ cũng sẽ không bị bỏ sót nếu thực hiện theo checklist công việc. Tính khoa học và hợp lý của checklist công việc sẽ mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm được nhiều thời gian cho đội ngũ công nhân viên vệ sinh.

2.2 Tầm quan trọng của checklist đối với cấp quản lý

Cấp quản lý khi thực hiện lập ra checklist sẽ biết được thời gian cần có để hoàn thành mỗi đầu việc. Từ đó sắp xếp hợp lý và logic công việc trong mỗi giai đoạn nhằm hoàn thành mục tiêu toàn diện. Dựa vào checklist vệ sinh văn phòng, người quản lý trực tiếp có thể hướng dẫn nhân viên rõ ràng và cụ thể hơn. Sau khi đã triển khai vệ sinh văn phòng, nhờ vào checklist công việc cấp quản lý có thể kiểm tra lại tiến độ công việc từ đó đánh giá phần trăm hoàn thành và năng lực của nhân viên. Nếu có sai sót cũng dễ dàng phát hiện và đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng. Giúp cấp quản lý tiết kiệm thời gian và tránh sai sót Giúp cấp quản lý tiết kiệm thời gian và tránh sai sót

2.3 Sự quan trọng của checklist đối với khách hàng

Checklist vệ sinh giúp khách hàng có thể đối chiếu và nắm được những tiêu chí mà phía đơn vị cung cấp dịch vụ đề ra. Quý khách hàng có thể dựa vào checklist để kiểm tra tính chính xác, đánh giá khách quan chất lượng dọn vệ sinh văn phòng đã hoàn thiện hay chưa và có hiểu qua như đã cam kết không. Từ đó quý khách hàng có thể điều chỉnh và đưa ra ý kiến cải thiện cần thiết phù hợp với nhu cầu của đơn vị mình. 
Tầm quan trọng của checklist với khách hàng Tầm quan trọng của checklist với khách hàng

3. Hạng mục trong checklist vệ sinh văn phòng bao gồm

Nhằm đạt được mục tiêu trong công việc bảng checklist cần được liệt kê chi tiết các hạng mục, bố trí hợp lý.
  1. STT. Số thứ tự cho biết số lượng công việc cần thực hiện
  2. Nội dung công việc: Các đầu việc đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh sẽ thực hiện cho doanh nghiệp khách hàng
  3. Thời gian: Ngày tháng năm thực hiện các công việc
  4. Người thực hiện: Họ và tên đầy đủ của nhân viên vệ sinh
  5. Kết quả: liệt kê nhiệm vụ đã và chưa hoàn thành bằng cách tích (X) vào ô nếu chưa hoàn thành và (√ ) vào ô nếu đã hoàn thành.
  6. Đề xuất: Đề ra các hạng mục cần cải thiện khi thực hiện công việc thực tế
  7. Nhận xét: Người quản lý hoặc đại diện khách hàng nghiệm thu và đưa ra nhận xét (nếu có)
Thiết lập và hoàn thiện các hạng mục trong checklist Thiết lập và hoàn thiện các hạng mục trong checklist

4. Mẫu checklist vệ sinh văn phòng đầy đủ

Bảng checklist vệ sinh văn phòng giúp các đơn vị kinh doanh kiểm soát chi tiết và đánh giá cụ thể về dịch vụ vệ sinh mà họ đang sử dụng. Thông qua những nhận xét, cả 2 bên có thể nhận định được mức độ hoàn thành và hiệu quả công việc. Thông thường, các hạng mục trong công việc vệ sinh sẽ được thỏa thuận và ký kết hợp đồng theo gói dịch vụ và nhu cầu khách hàng. Mẫu checklist vệ sinh văn phòng tham khảo

Tham khảo thêm mẫu checklist vệ sinh văn phòng tại Không Gian Hoàn Mỹ ->Download mẫu

5. Chi tiết việc cần thực hiện ở checklist vệ sinh văn phòng

5.1 Khu vực chung

Checklist vệ sinh văn phòng khu vực chung cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
  • Làm sạch nền nhà: quét dọn và lau sạch nền nhà. Làm sạch vết ố bẩn trên sàn
  • Lau kính và bệ cửa sổ: Lau sạch các mặt kính trong phòng (kính cửa chính và cửa sổ) làm sạch 2 mặt kính trong ngoài bằng khăn sạch.
  • Thu dọn rác thải, đổ rác: Kiểm tra lại thùng rác, thu dọn rác thải trong lúc vệ sinh và trước đó và thay túi rác
Dọn sạch rác và lau sàn nhà đúng chuẩn Dọn sạch rác và lau sàn nhà đúng chuẩn
  • Lau dọn bàn làm việc: Dọn sạch, dùng khăn sạch lau bụi bẩn do thực phẩm, trà và cà phê làm ố vàng
  • Rửa và thay ly tách uống nước: Dọn rửa ly nước, tách cốc hằng ngày và thay mới các ly bị bể, cũ
  • Quét dọn, chùi toilet: Lau chùi, dọn dẹp các thiết bị trong nhà vệ sinh như gương, lavabo, vòi rửa, bồn cầu sạch sẽ.
  • Hút bụi phòng và thảm (4 lần/tuần): lau dọn trước, hút bụi các góc, gầm tủ và hóc bàn ghế, …
  • Lau kính, vách ngăn: Lau sạch các kệ tủ đựng hồ sơ, sắp xếp gọn các tập hồ sơ tránh để lộn xộn khó tìm
Tham khảo mẫu checklist vệ sinh khu vực chung Tham khảo mẫu checklist vệ sinh khu vực chung

5.2 Khu vực bếp - nơi nghỉ ngơi

Checklist vệ sinh văn phòng khu vực bếp và nơi nghỉ ngơi cần thực hiện:
  • Vệ sinh khu vực bồn rửa chén: Sử dụng khăn hoặc bùi nhùi cùng chất tẩy các vết bẩn, dầu bám ố trên bồn rửa.
  • Làm sạch bàn ăn: Lau dọn khu vực bếp, bàn ăn. Tẩy đi các vết ố bẩn, vết loang dầu mỡ
  • Vệ sinh vật dụng trong phòng: Thu xếp gọn lại những vật dụng trong văn phòng để tiến hành vệ sinh. Lưu ý không để tài liệu và các đồ vật bị thấm nước, ướt. Lau khô lại những vật dụng một lần nữa sau khi dùng khăn ẩm sạch lau trước 1 lần
  • Nơi nghỉ ngơi: Nơi nghỉ trưa và thư giãn của nhân viên văn phòng giúp nạp lại năng lượng làm việc cho mọi người. Vì thế vệ sinh nơi nghỉ ngơi cần được thực hiện kỹ lưỡng. Dọn sạch bụi bẩn ở các ngách tường, quét dọn và lau sàn tọa không gian thông thoáng
Tham khảo mẫu checklist vệ sinh khu vực bếp - nơi nghỉ ngơi Tham khảo mẫu checklist khu vực bếp - nơi nghỉ ngơi

5.3 Khu vực nhà vệ sinh (toilet)

Checklist vệ sinh văn phòng khu vực toilet cần thực hiện:
  • Toilet là nơi chất chứa nhiều vi khuẩn và thường xuyên có mùi. Checklist vệ sinh toilet cần phải đảm bảo những khu vực như bồn rửa tay, bồn cầu, gương, vách ngăn, kệ tủ, sàn luôn được sạch sẽ. Ngoài ra, cần lưu ý thay giấy vệ sinh và xà phòng thường xuyên
  • Vệ sinh bồn rửa tay: Dùng bùi nhùi, miếng xốp kèm với chất tẩy rửa chà lên bề mặt bồn rửa tay, vòi nước và vành bồn phía ngoài. Xả lại với nước sạch để các vết bẩn theo nước trôi đi
  • Lau gương: thấm chất tẩy chuyên dụng lên bề mặt khăn mềm và lau lên gương, làm sạch lại với nước, khăn ướt hoặc giấy báo đã vo lại, gương sẽ sáng bóng trở lại
  • Làm sạch vách ngăn: Cho một ít chất tẩy lên khăn ướt và lau chùi, cọ sát những vùng bị bẩn dơ. Có thể dùng thêm bàn chải để tẩy đi những vết bẩn khó lau dọn
  • Thay những cuộn giấy vệ sinh trong từng phòng vệ sinh, thêm xà phòng và vệ sinh xung quanh bình xà phòng sau khi châm thêm.
  • Làm sạch vết bụi bẩn bám trên kệ tủ: dùng khăn lau chùi và lau lại với khăn khô
Tham khảo mẫu checklist vệ sinh khu vực nhà vệ sinh Tham khảo mẫu checklist khu vực nhà vệ sinh

6. Làm thế nào để có checklist công việc hiệu quả?

Dù công việc vệ sinh ở những vị trí nào văn phòng, nhà vệ sinh, nơi nghỉ ngơi, nhà hàng, nhà ở,... thì những yếu tố trong checklist vệ sinh nên được đảm bảo đầy đủ. Để đạt được sự hiệu quả và không bỏ sót những tiểu tiết nhỏ. Nhân viên vệ sinh nên khảo sát trước vị trí cần được vệ sinh sau đó lập ra kế hoạch chi tiết các hạng mục, thời gian cụ thể cho checklist vệ sinh văn phòng.

 

Tìm hiểu sự cần thiết của mẫu checklist trong công việc vệ sinh

Ngoài việc kiểm tra những phần thô như sàn nhà, tường, trần, đồ dùng. Bạn cần lưu ý đến các thiết bị điện tử được trang bị trong phòng như máy lạnh, quạt thông minh, máy chiếu,... Nếu có hiện tượng bất thường có thể bảo dưỡng ngay khi cần thiết. 
Dịch vụ vệ sinh tại Không Gian Hoàn Mỹ Dịch vụ vệ sinh tại Không Gian Hoàn Mỹ
Trên đây là một số chia sẻ đến quý khách hàng checklist công việc vệ sinh văn phòng, cách thực hiện cũng như cách thức quản lý hiệu quả. Chúng tôi hy vọng mang đến thông tin hữu ích - dễ áp dụng, giúp cải thiện môi trường làm việc và xây dựng không gian thoải mái cho mọi người.

 

Dịch vụ vệ sinh công nghiệp Không Gian Hoàn Mỹ

Dịch vụ vệ sinh văn phòng của Không Gian Hoàn Mỹ chuyên nghiệp, đầy đủ các trang thiết bị, checklist vệ sinh, an toàn lao động. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình thực hiện công tác vệ sinh chuyên nghiệp và sẵn sàng tư vấn cho quý khách hàng ở mọi nhu cầu vệ sinh văn phòng, nhà ở, nhà xưởng. Vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới Nhân viên vệ sinh Không Gian Hoàn Mỹ chuyên nghiệp chu đáo Nhân viên vệ sinh Không Gian Hoàn Mỹ chuyên nghiệp chu đáo

Liên hệ tư vấn

Rất mong được hợp tác cùng quý khách hàng. Thông tin liên hệ Công ty CP TM DV Không Gian Hoàn Mỹ 
 Địa chỉ: 25 Đ, Hoàng Diệu, phường 13, Quận 4, TP.Hồ Chí Minh 
 Email: khonggianhm@gmail.com 
 Phone: 0352.332.673

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn cách làm sạch kính nhà tắm bị ố bẩn hiệu quả nhất

Địa điểm giặt sofa ở đâu tốt và giá rẻ tại tp.HCM hiện nay

Máy móc vệ sinh công nghiệp chất lượng phổ biến nhất hiện nay